HONGLAM

HONGLAM
Dalhi478.Blogspot.com

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Lâu lắm rồi mình không trải nghiệm trên Blog mà qua Facebook
Nay xin gửi lời chào tới các bạn trong đại gia đình Blog, chúc mọi người  một ngày mới thật tuyệt vời
Helo !
Hồng Lam/ nam Đàn Đinh, Thank!


Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Những người lính trở về

Cái tết của ngày trở về cũng đang đến. Chúng tôi về bên con sông mang ý nghĩa của những người lính đang lủi thủi về nơi mình ra đi...
Miền tây xứ Nghệ mưa bay trong gió lạnh rợn người, vết thương còn rớm máu, nhức thấu tận xương tủy.
Sáng sớm người ta cũng tìm cách để chiếc xe thương qua bên kia bờ sông Hiếu...
Chung quanh đây chỉ có đồi Chè với con đường đất đỏ. Ở đây dân thưa thớt chỉ có bản người dtộc Thổ...Nằm giữa cái thung này là những lán trại của đoàn an dưỡng thương binh 200. QK4
...
....



Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Nhớ mẹ -Thơ:Hoài Thanh ,Nhạc: Mạnh Chiến, Biểu diễn:Quế Thương


Hồng Lam Blog :


Xin gửi tới bạn bè lời chúc mừng năm mới 
 luôn vui, khỏe, an lành, hạnh phúc
************
Ngày Xuân
Nam Đàn Đinh
Thơ cho Mẹ:

Giáp Ngọ đến rồi thắm sắc Xuân
Miền quê giá rét, ngày thăm Mẹ
Xuân lạnh lòng ta, xuân ơi! Xuân

***


Lạc bước bao năm tôi về lại.
Con đường, lối cũ mãi còn đây.
Bóng Mẹ hằn in những tháng ngày


***


Hương trầm nghi ngút bàn Tiên Tổ

Nỗi lòng con cháu nhớ thương Cha.
Xuân đến Mẹ tôi lại thêm già.


***



Trở gót phong trần con lại xa.

Hẹn đến Xuân mai Mẹ mãi còn.
Nghìn nỗi tơ lòng nặng bước con






Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Vĩnh biệt nguyên chính ủy Nguyễn Tấn Miên

Đại tá Nguyễn Tấn Miên, nguyên Chính ủy Trung đoàn 266, F341a, QĐ 4 đã từ trần. Hưởng thọ 79 tuổi.

Linh cữu Ô quàn tại tư gia Nhất Linh. Bình thạnh TPHCM. An táng tại nghĩa trang Củ Chi Sáng 16/11/2014 Nhằm 24/9 nhuận Giáp Ngọ.
Mặc dù không được thông báo chỉ nghe tin qua DThoai và chẳng kịp đến viếng ô nhưng Ban liên lạc Trung đoàn đại diện đặt vòng hoa viếng ông rồi.
Thành thật chia buồn cùng gia đình. Tôi cũng đang lâm bệnh không đến để thắp nén hương cho ông người chính ủy của năm tháng ấy tại miền Đông NB, Sài gòn 1975-1977, BGTN 1977-1978...
Ban liên lạc mấy năm nay cũng chẳng ai thông báo hội họp gì nữa,  buồn thật...-
Thông báo cho mọi người cùng chia sẻ, cùng cầu nguyên cho ô được siêu thoát.
Chúng tôi cũng đi lại thăm ông nhưng tình trạng ban liên lạc cũng ít ai quan tâm ngoài các sỹ quan với nhau...
Sắp đến 30/4 sau 40 năm vào GP Sài gòn, chúng tôi vẫn ở lại với Sài gòn âm thầm lặng lẽ mưu sinh và lính đi lại với nhau trên tinh thần bạn học, đồng hương và cùng chung những ngày lính trận may mắn sót lại...sau cuộc chiến TN...
Cũng chẳng ai quan tâm và đòi hỏi quyền lợi khi đơn vị rời MN ra Bắc để chặn TQ 1979.
Kỷ niệm đời lính dần lui vào dĩ vãng buồn nhiều hơn vui...
Lẽ ra phải biết thăm ông khi nằm bịnh và mọi người đã đóng góp chút quỹ kèm điện thoại mấy năm trước có đứa gọi báo và họp mặt, nhưng chẳng còn ai nhớ gọi mấy năm nay..., thôi thì ơn nghĩa trước sau, trên dưới đành chịu phôi phai.
Bạn bè gần xa lâu lâu biết tin cũng có gọi thăm hỏi tôi, động viên nhau là đủ lắm rồi.
Cách đây khá lâu tôi và Thành có mời Ông và Ô Cúc (tham mưu phó Sư) ra nhà hàng cạnh đấy thầy trò nhậu chơi. 
Hết quan hoàn dân, mai mốt đến lượt chúng mình xin đừng quá cô đơn.
Thay mặt cho những anh em trong Ban chính trị Trung Đoàn 3 và Tiểu đoàn 9 Vĩnh biệt chính ủy Miên. Dù sao giữa ông và tôi có những kỷ niệm đẹp ở chiến trường 1975 và 1977...cái thuở tôi còn LLTiểu đoàn 9 anh Chúc...trước khi đon vị vào đánh Xuân lộc, Long khánh...

Đại diện: Dinh Nam Dan, nguyên T.K Chính trị Trung Đoàn 266 ( 11/1977- 5/ 1978 )

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Vịnh cảnh


 Nam Dinh nói:




Mặt trời ơi! sao nằm đáy sông sâu
Ta bó gối trầm ngâm trong hoang lạnh
Ngàn lần ta hỏi em ở đâu
Trời mù sương giăng kín những âu sầu
Lòng ta lạnh giữa mùa đông cô quạnh
Ai kéo mặt trời lên
để không tắt nắng vàng







Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Tin Buồn.


Tin Buồn: 
Bàn thờ Tổ Xuân Mỹ, Nghi xuân, Hà tĩnh


Thế là sáng nay Mùng 2 tháng 10 năm 2014, nhằm ngày 09 tháng 9  Giáp Ngọ, đang bệnh lại nhận tin sét đánh: Chú Văn ( Đinh Hữu An, Thường gọi tên tục là Ông Biềng + Chú Quang Tiềng), người  Em ruột bố tôi, sinh đôi với chú Quang đã đột ngột ra đi vì tai nạn giao thông, khi đi ăn sáng về...hưởng thọ 87 tuổi
 Mới hôm trước Tết, sáng 23/12 âm, ngày đưa Ô Táo về trời mợ đột ngột ra đi, trước ngày xả tang bố tôi 10 ngày, bây giờ còn lại chú người cuối cùng chưa giáp năm lại ra đi vì sự bất cẩn của cánh tài xế...
( ông bà Nội sinh được 5 người con, một mất từ nhỏ, còn lại bốn anh em, giờ chẳng còn ai nữa ngoài Mẹ tôi, con dâu ). 
Tôi k về được như ngày lo tang mợ.  Kỷ niệm sau cùng được ngủ 2 đêm với ông.  Sau  tết linh tính tôi hiểu có lẽ dịp này là lần cuối cùng nên trước khi về lại Sài gòn, tôi nóng ruột phải quay lại quê cũ gặp mặt mừng tuổi ông và anh Công con bác cả, cũng để thắp nén hương cho Mợ ( may có chú Đạt ở Vũng tàu ra, ghé thắp hương cho bác, tôi  theo xe về Xuân Hải, nhưng cũng vội vàng vì Tết ra đi hết, mưa rét...Ý nguyện găp chú lần cuối cùng cho tôi  trút được phần nào vì chẳng ai cho tôi sự may mắn giờ phút cuối được về). Tôi cũng dặn dò chú đi ra đường cẩn thận vì xe vào ra cảng...Con người có số, đang khỏe mạnh mà mất đau đớn, oan uổng quá.
Thương vì chú một đời tần tảo nuôi con, trên bom dưới đạn không sao, nghỉ hưu mấy chục năm. Mùng là các con chú đều tốt nghiệp đại học, yên bề gia thất. Chú quang gánh nuôi chúng ăn học vất vả vô cùng. Tôi về là chú cứ đi bộ lên chơi vài ngày, đi bộ hàng chục cây số như vậy, thương con thương cháu nhưng tính không thích phiền ai. Chỉ có tôi về là chú nghe lời ngủ lại và chịu cho các em chở về. Giờ đi bộ cách nhà mà bị chết thật đau lòng...Cầu cho chú tôi được siêu thoát. Ngày mợ mất chú khóc nhiều lắm vì khi sống khắc khẩu, bây giờ thì họ được yên nghỉ bên nhau. Bốn anh em về bên kia cõi đời đoàn tụ với ông bà, Mẹ tôi người cuối cùng khóc tiễn đưa càng côi cút vì anh chị em thuả mồ côi,  đùm bọc yêu thương nhau lắm. Hai bác cả nuôi các em, dưng vợ gả chồng, trong chiến tranh chu toàn lắm.
 Những lúc tôi khóc một mình khi nghĩ tới sinh tử của cha, anh, giòng họ như có điều gì trắc ẩn...chưa giải thoát được là mộ phần Anh Liên con Bác cả còn ở Dốc bò lăn, Thanh hóa, anh ấy mất vì bom mỹ đánh trúng đoàn tàu Vinh-Hà nội trên đường ra Đại học Bách khoa năm 1968...
Các em các cháu tôi nhắc nhở nhiều lần nhưng chưa ai thực sự để tâm. Nếu không còn mộ thì cầu khấn xin rước vong linh anh ấy về thì mọi chuyện nhẹ nhõm hơn...
Tôi mong mình có điều kiện làm việc ấy vì anh Công có tật nguyền, khi mọi người cứ coi thầy, tập trung giải hạn...Hạn là đó!
Trước tiên: các ngày Tiết, dịp thăm quê làm gì thì làm, việc phải làm là:
Cùng nhau thăm viếng lăng mộ Ông Tổ Đinh Hữu Mạnh ở xã Xuân Mỹ, mộ phần Nội, Ngoại (Bên bà Nội). Cầu xin sẽ làm việc gì trong nay mai, đừng đổ thừa cho ruột hay họ, ai có khả năng điều kiện thì nên làm sớm, làm ngay để vì sự an bình của dòng họ Đinh.
Mong anh, em, con, cháu lưu tâm, chung sức chung lòng một người một chút để thỏa nguyện vong linh anh ấy được rước về quê cha đất Tổ.
Còn một việc nữa là vong linh người Bác thứ hai, anh Bác Định đang thờ tại bàn thờ nhà Bác. Nhà Bác bây giờ tại X.lĩnh. Các con cháu  nên về thắp hương chứ đừng nghĩ là về Xuân Hải thôi. Vong theo ai thì thờ ở đó, hậu sinh các em k hiểu tâm linh cứ theo thầy, không phát tâm thì có cúng bái nhiều cũng chẳng đem lại kết quả .
Cái gì không biết, không hiểu không ai chỉ thì mới nhờ thầy. Chuyện trước mắt thế mà còn tìm ở đâu nữa???.Thầy biết còn cười cho mình.



Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Hoan hô U19 Việt nam



Thế là U19 Việt nam đã không thắng nhưng hoan nghênh tinh thần thi đấu với những màn trình diễn và lối chơi đẹp mắt.
Chúng ta chơi đẹp nhưng hàng thủ còn chưa chặt cả ba lần thua đều do sai sót, các cháu co cụm chứ k zích zắc nên dễ che mắt thủ thành và bóng khi sút qua thì phía khung thành hoàn toàn trống.
Dù sao thì rất đáng khen ngợi và hi vọng vào một tương lai của U19.
Cám ơn Ô Đoàn Nguyên Đức và HLV Học viện Asenal Hoàng Anh Gia Lai.
Chúc các cháu rèn nghị lực cho các trận cầu đỉnh cao của châu lục

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Có những bài ca không bao giờ quên


Cuối năm 1977:

.... Cuộc chiến tranh biên giới lại tiếp diễn tại hai đầu đất nước. Sau hai năm tham gia cuộc chiến ấy, anh cùng đồng đội khập khiễng trở về trên tay là nạng gỗ, trông họ thật bi thảm. Chẳng ai ngờ rằng một con người hào hoa phong nhã ngày nào lại bị vùi dập chẳng tiếc thương...Chiến tranh nỗi đau của người lính, những phút chia ly khi đồng đội ngã xuống nào có ai hay nước mắt ngậm ngùi lăn xuống hòa quyện vào máu và đất
Trong biết bao nỗi cay đắng mà anh phải gánh nặng. Thân phận bẽ bàng khi trái chanh vắt kiệt nước chỉ còn vỏ.
Trở về (tháng11/1978):

 Người ta muốn quay lưng, như trốn chạy một sự thực phũ phàng vì anh là kẻ tàn phế...Tàn phế cả danh và phận. Cố ngụp lặn để vượt qua chao đảo của ngày ấy, thời bao cấp...Ngày mà ai cũng ráng thi vào một trường học với mọi giá để sau bốn năm năm ăn cơm sv ra trường có lấy một tấm bằng để xin vào cơ quan nhà nước, sau này sẽ được về hưu. Tiêu chí của thời đó tuy đơn giản nhưng k dễ...Làm được điều ấy anh mới có tình yêu, tương lai để không " hổ thẹn" với quan niệm xh bao cấp; bằng không mọi chuyện coi như khép lại cùng trang sử cuộc đời người lính...
Mùa đông trong cơn mưa phùn lạnh giá chuyến xe thương rời quân y viện đưa các anh trở về quê hương, miền Tây Nghệ an. Rừng núi bao la, những lán trại ẩn mình với những con đường đất đỏ; nắng bụi, mưa lầy... Đêm đầu tiên xe nằm lại bên này sông Hiếu vì lũ không qua được, ngủ trên xe ăn cơm chan nước lèo quán vắng do các anh BV hộ tống xin về. Tất cả chưa ai đi lại được.
(Còn tiếp)








Dì ơi!

Thế là Dì đã ra đi
Vu lan không kịp cháu con xin đành